voucher

Bé 7 tháng tuổi ăn được những gì? Gợi ý thực đơn lý tưởng cho bé 7 tháng tuổi

Khi được 7 tháng tuổi, bé đã có sự phát triển hơn thấy rõ, bé gái sẽ có chiều cao khoảng 65 – 72cm và cân nặng khoảng 6,8 – 8,7 kg, còn bé trai sẽ nặng khoảng từ 7,5 – 9,3 kg và cao khoảng 67 – 73cm. Khác với giai đoạn 6 tháng đầu đời, bé 7 tháng tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé sẽ đạt được một số dấu mốc quan trọng về thể chất như tự ngồi được, mọc được vài chiếc răng đầu tiên nên nhu cầu về dinh dưỡng của bé cũng cần được thay đổi để giúp bé có thể phát triển toàn diện hơn và ở giai đoạn 7 tháng tuổi này mẹ đã có thể thay đổi thực đơn ăn dặm cho trẻ rồi nhé. Nếu đang thắc mắc bé 7 tháng tuổi ăn được gì, mẹ hãy cùng nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của con yêu để có cách lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Nội Dung

I. Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé rất dễ thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng cần thiết. Mẹ cần hiểu rõ về tầm quan trọng của chúng để bổ sung cho phù hợp.

Kẽm: Rất cần cho sự phát triển của tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và chữa lành các vết thương. Bé cần 0,003g kẽm mỗi ngày.

Canxi: Tốt cho hệ xương và răng, đảm bảo sự phát triển toàn diện. Theo khuyến cáo, bé 7 tháng tuổi cần 270mg canxi mỗi ngày.

Sắt: 11mg mỗi ngày là nhu cầu sắt bé cần để nuôi dưỡng các tế bào máu và đóng góp vào sự phát triển của não bộ.

Vitamin D: Hỗ trợ quá trình hấp thu canxi thuận lợi và nhanh chóng. Nhu cầu vitamin D bé cần 400IU/ngày.

Vitamin C: Bé cần 50g mỗi ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Nó còn tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt.

Từ tháng thứ 5, 6 sau khi sinh thực phẩm ăn dặm của trẻ chủ yếu là cháo loãng, nhiều nước, xay nhuyễn. Tuy nhiên từ tháng thứ 7 mẹ có thể cho bé ăn thức ăn ở dạng đặc hơn, ít loãng, có hình khối. Đối với trẻ 7 tháng tuổi vẫn cần đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo dinh dưỡng: Tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ kèm theo đó là vitamin và khoáng chất.

Nhóm cung cấp tinh bột : gạo trắng, mì, nui, khoai, ngô.

– Nhóm cung cấp đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu.

Nhóm cung cấp chất béo : dầu, mỡ, đậu phộng.

– Nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng : các loại rau và hoa quả. Riêng nhóm này, các chuyên gia khuyến nghị bé cần ăn 4 lần mỗi ngày. Mỗi lần bé ăn từ 2 đến 3 thìa

Theo các chuyên gia, tuy 7 tháng tuổi là thời điểm bé chính thức ăn dặm. Tuy nhiên sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn không được bỏ. Bởi đó là nguồn dinh dưỡng quan trọng, cung cấp đầy đủ protein và các axit béo có lợi.

Khác với ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi khi mà thực phẩm phải được xay thật nhuyễn thì ở giai đoạn 7 tháng tuổi bé đã có thể ăn những món ăn thô nhưng rất cần được xay nhẹ hoặc nghiền nhỏ. Do dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên mẹ chỉ nên cho bé ăn với một lượng nhỏ.

Mỗi ngày bé cần được bú từ 3 đến 5 lần, mỗi lần từ 180ml đến 240ml. Số cữ ăn dặm của bé khoảng 2 – 3 lần. Để tránh tình trạng dị ứng, mẹ nên cho bé ăn thử một loại thức ăn trong 3 ngày.

III. Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm ở giai đoạn 7 tháng tuổi

Khi bé bước sang tháng thứ 7, mẹ nhớ chú ý những nguyên tắc sau khi cho bé ăn dặm:

– Vẫn duy trì việc bú sữa mẹ, khoảng 600-700ml/ 24h.

– Không nêm cho gia vị vào thức ăn để bảo vệ thận của bé.

– Nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10g gạo thì cần nấu với 70ml nước.

– Kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ… cùng với thay đổi cách chế biến để đa dạng bữa ăn làm phong phú khẩu vị của bé.

– Thay đổi bữa ăn thường xuyên để bé không bị ngán, chế biến bữa ăn đa dạng làm phong phú khẩu vị của bé, kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ,… để đảm bảo bé hấp thu được đa dạng dưỡng chất.

– Nhóm chất béo cũng rất quan trọng trong khẩu phần ăn dặm của bé..

Mẹ lưu ý, tuy đã bổ sung dưỡng chất từ các bữa ăn dặm của bé nhưng trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé . Sữa mẹ vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

III. Thực đơn tham khảo cho bé ăn dặm giai đoạn 7 tháng tuổi

Dưới đây là thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm mà Viện dinh dưỡng Quốc gia đưa ra

Thứ hai và thứ tư:

– 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức 150 – 200ml

– 9h: Bột thịt lợn

– 10h: Chuối tiêu khoảng 1/2 quả.

– 11 giờ: Bú sữa mẹ

– 14 giờ: Ăn dặm bột trứng

– 16 giờ: Nước cam ngọt

– 18 giờ: Ăn dặm bột cua

Thứ ba và thứ năm:

– 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150-200ml

– 9h: Ăn bột thịt gà

– 10 giờ: Đu đủ chín 50 gam

– 11 giờ: Bú sữa mẹ

– 14 giờ: Ăn bột cua

– 16 giờ: Nước cam ngọt

– 18 giờ: Ăn bột đậu xanh

Thứ sáu và Chủ nhật:

– 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150-200ml

– 9h: Ăn dặm bột thịt bò

– 10 giờ: 1/2 quả hồng xiêm

– 11 giờ: Bú sữa mẹ

– 14 giờ: Ăn dặm bột tôm

– 16 giờ: Nước cam

– 18 giờ: Ăn dặm bột thịt gà

Ngày thứ bảy:

– 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150-200ml

– 9h: Ăn bột trứng

– 10 giờ: Ăn 100 gram xoài chín

– 11 giờ: Bú sữa mẹ

– 14 giờ: Ăn dặm bột thịt lợn

– 16 giờ: Nước cam

– 18 giờ: Ăn dặm bột gan

Hy vọng với những thông tin chia sẻ bên trên sẽ giúp mẹ có thêm một số kiến thức để bổ sung dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện . Chúc mẹ và bé thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

//

Nhập thông tin liên hệ tại đây